You are currently viewing Đứt Cáp Quang Biển: Cập Nhật Tin Tức Mới Nhất 2024

Đứt Cáp Quang Biển: Cập Nhật Tin Tức Mới Nhất 2024

Đứt cáp quang biển” có lẽ là cụm từ tìm kiếm phổ biến ở Việt Nam mỗi khi đường truyền internet cáp quang ở nhà chạy với vận tốc độ rùa bò. Ở Việt Nam, sự cố đứt cáp quang biển có vẻ diễn ra thường xuyên hơn các nước khác trên thế giới. Hãy cập nhật tình hình cáp quang biển liên tục tại bài viết dưới đây cùng fpt-telecomhcm.com nhé!

Sợi cáp quang biển
Sợi cáp quang biển

Thông tin đứt cáp quang biển mới nhất hôm nay

Cáp quang biển gặp sự cố – Tuyến cáp quang bị đứt khiến nhiều người gặp khó khăn khi truy cập Internet đi quốc tế những ngày gần đây.

[Tin cập nhật mới nhất]

  • Cáp quang biển APG chưa sửa xong, tuyến AAE-1 đã gặp sự cố mới [Tin ngày 28/09/2023]

Theo báo Vietnamnet, sáng 27/9, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã gặp sự cố, gây mất dung lượng trên hướng cáp kết nối đi Singapore của tuyến.

Hiện nguyên nhân sự cố mới xảy ra với tuyến cáp biển AAE-1 chưa được xác định. Các ISP tại Việt Nam cũng chưa nhận được thông báo của đối tác quản lý tuyến cáp về dự kiến kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố.

Xem thêm tại: https://vietnamnet.vn/cap-quang-bien-apg-chua-sua-xong-tuyen-aae-1-da-gap-su-co-moi-2195395.html

quang-cao-shopee-gi-cung-re

  • Thêm hai lỗi mới, tuyến cáp APG 8 tháng chưa khôi phục [Tin ngày 20/08/2023]

Ngày 20/8, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết tuyến Asia Pacific Gateway – APG kết nối đến Việt Nam phải lùi lịch khôi phục, sau khi hai vấn đề mới được phát hiện trên các nhánh S1.9 và S9.

  • Tuyến cáp quang biển thứ 5 tại Việt Nam ở Việt Nam gặp sự cố [Tin ngày 21/02/2023]

Tuyến SMW-3 vừa gặp trục trặc lỗi cáp quang ở đoạn S2.7 đi Singapore, trong khi bốn tuyến cáp biển còn lại chưa được khắc phục xong.

Sáng 21/2, một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết thông tin trên

Xem thêm tại: https://thanhnien.vn/tuyen-cap-quang-bien-thu-5-tai-viet-nam-gap-su-co-185230221135656579.htm

Hoặc https://vnexpress.net/tuyen-cap-quang-bien-thu-5-gap-su-co-4573098.html

  • Bốn tuyến cáp quang biển cùng đứt – Tin ngày 30/01/2023

Bốn trong số năm tuyến cáp quang biển đang kết nối tới Việt Nam cùng gặp sự cố, khiến Internet trong nước đi quốc tế chịu ảnh hưởng nặng.

Chiều 30/1, một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến Liên Á (Intra Asia – IA) gặp trục trặc từ ngày 28/1. Nguyên nhân được xác định do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km, làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA.

Sự cố IA nâng tổng số cáp quang biển gặp lỗi lên bốn tuyến. Trước đó, vấn đề với các tuyến AAE, AAG, APG diễn ra từ năm 2022 và đầu 2023 vẫn chưa được khắc phục xong.

Xem thêm tại VNEpress: https://vnexpress.net/bon-tuyen-cap-quang-bien-cung-dut-4564809.html

  • Cáp quang biển gặp sự cố ngày 30 Tết

Tuyến cáp APG gặp lỗi mới, trong khi sự cố từ tháng 12 chưa được khắc phục xong, khiến thời gian sửa chữa có thể kéo dài.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết sự cố xảy ra sáng 21/1 (30 Tết). Theo thông báo từ đơn vị quản lý tuyến APG, vấn đề nằm ở nhánh S9, cách bờ 151 km, gây ảnh hưởng đến kết nối trên toàn tuyến. Hiện chưa rõ thời gian xử lý.

Trước đó, hôm 26/12/2022, APG cũng gặp gián đoạn trên nhánh S6 gần Hong Kong, cùng hai tuyến cáp khác là AAG và AAE-1. Đến nay, cả APG và AAG đều chưa khắc phục xong.

Theo báo VNExpress: https://vnexpress.net/cap-quang-bien-gap-su-co-ngay-30-tet-4562663.html

  • Ngày 26-12-2022: Tuyến cáp quang biển APG tiếp tục gặp sự cố vào sáng ngày 26/12.

Trong khi đó, 2 tuyến cáp AAG và AAE-1 vẫn bị gián đoạn và đang trong quá trình sửa chữa.

Sự cố với APG Asia Pacific Gateway xảy ra rạng sáng 26/12, theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Xem thêm tại:

– Ngày 26-07-2022: Cáp quang biển APG gặp sự cố vào chiều 26/7, khiến việc truy cập Internet quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam xác nhận sự cố xảy ra vào gần 16h hôm qua, gây mất kết nối trên toàn bộ tuyến cáp APG.

Dẫn lời đơn vị quản lý tuyến cáp, người này cho biết nguyên nhân ban đầu được đưa ra là cáp bị đứt trên nhánh S3, ở vị trí cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) 427 km. APG vẫn đang được kiểm tra trước khi đưa ra kế hoạch xử lý tiếp theo.

Trong tối 26/7, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam phản ánh về tình trạng mạng chậm bất thường, bị mất kết nối khi sử dụng một số dịch vụ quốc tế.

Theo Báo VnEpress

– Sáng ngày 22/6/2021: Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố đang được điều tra và hiện chưa có thời gian khắc phục dự kiến.

– Ngày 6/6/2021: một tuyến cáp các là APG cũng gặp gián đoạn do đơn vị vận hàng thực hiện bảo trì nguồn. Việc bảo trì này đã hoàn thành vào hôm 11/6

– Ngày 26/5/202: đơn vị vận hành tuyến cáp AAE-1 phát hiện hiện tượng sụt giảm điện áp trên nhánh S1H, nguyên nhân có thể đến từ việc đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1. Theo một ISP đang khai thác tuyến AAE-1, thời gian hoàn thành việc sửa chữa có thể vào ngày 7/7 tới.

– Ngày 15-09-2014: AAG đứt tại vùng biển gần Hong Kong. Sự cố đã gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong, Mỹ. Dự kiến ngày 6-10 sẽ khắc phục xong sự cố.

– Ngày 15-07-2014: AAG bị đứt tại điểm cách trạm cập bờ Vũng Tàu 18km, nằm ở độ sâu 19m dưới mực nước biển. Sự cố được khắc phục chiều 27-07-2014.

– Ngày 20-12-2013: AAG bị đứt tại vị trí khoảng 278km cách bờ biển Vũng Tàu. Sự cố được khắc phục xong vào ngày 04-01-2014.

Những hiện tượng phổ biến gặp phải khi cáp quang biển đứt

Khi đứt cáp quang, tình trạng internet nhà bạn thường sẽ gặp các hiện tượng sau:

  • Truy cập các trang mạng quốc tế chậm như Facebook, Twitter, Google.
  • Xem YouTube trên TV, laptop, điện thoại chất lượng hiển thị video bị giảm xuống mức thấp nhất, thường xuyên đứng hình.
  • Lag giật, mất kết nối, độ trễ cao khi chơi game
  • Tốc độ tải giảm đáng kể khi dụng dịch vụ quốc tế như Google Drive.

Tại sao cáp quang biển Việt Nam liên tục bị đứt?

Những nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng cáp quang biển bị đứt:

  • Do mỏ neo, xích, tàu thuyền vô tình móc kéo vào sợi cáp quang.
  • Do thiên tai, động đất, sóng thần,..
  • Do trộm cắp
  • Do cá mập cắn
Ảnh hưởng cáp quang biển đến tốc độ đường truyền internet
Ảnh hưởng cáp quang biển đến tốc độ đường truyền internet

Các cách để tăng tốc internet khi đứt cáp quang?

Khi cáp quang biển bị đứt thì hiện tượng internet bị chậm là không tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể làm theo một số cách dưới đây để mạng ở nhà có thể sử dụng tương đối:

  • Thay đổi cấu hình DNS
  • Sử dụng VPN để fake IP
  • Tự tạo và dử dụng Proxy để tăng tốc internet
  • Hạn chế truy cập ra các trang web quốc tế

Xem thêm: Internet cáp quang FPT hiện có khuyến mãi gì?

Các tuyến cáp quang biển chính ở Việt Nam

Tuyến cáp quang APG

APG (Asia Pacific Gateway) là một trong bảy tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi thế giới. Tuyến cáp được vận hành từ năm 2016, với khả năng cung cấp băng thông tối đa 54 Tb/giây. APG có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và được đầu tư bởi nhiều ISP lớn tại Việt Nam.

Tuyến cáp quang AAG

AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển thứ ba đi qua Việt Nam. AAG là tuyến cáp ngầm dưới biển dài hơn 20.000 km, nối từ Đông Nam Á, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ.

Tuyến cáp quang AAE-1

AAE-1 (Asia-Africa-Europe-1) được triển khai từ giữa năm 2017 và được nhiều ISP trong nước sử dụng. Tuyến này có hướng kết nối tới châu Âu và Trung Đông, đồng thời là tuyến dự phòng cho các hướng đi Hong Kong và Singapore.

Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế ảnh hưởng bởi việc cáp quang biển liên tục bị đứt.

Theo báo cáo của Speedtest, Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt tốc độ download 70,05 Mb/giây, upload đạt 65,43 Mb/giây. Việt Nam đứng thứ 60 thế giới về tốc độ mạng băng rộng.

5/5 - (2 bình chọn)

Huy Henry

Huy Henry (Tên thật: Nguyễn Đoàn Huy) 33 tuổi, hiện công tác tại công ty FPT Telecom với vị trí NVKD và là admin website fpt-telecomhcm.com. Với kinh nghiệm 7 năm làm việc trong FPT Telecom, hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ mang lại những thông tin hũu ích nhất cho bạn.